Quả Nhàu (Morinda citrifolia L., noni) đã được sử dụng trong y học cổ truyền của người Polynesia (Hawaii) trong hơn 2000 năm qua. Tương tự tại Việt Nam, trái Nhàu là phương thuốc Đông Y cổ truyền được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như: cao huyết áp, gout, tiểu đường,.. Morinda citrifolia (Rubiaceae) là một loại cây bụi thường xanh, quả chín có mùi khai. Lá và đặc biệt là quả được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau trên thế giới; rễ được dùng làm thuốc nhuộm. Do những công dụng này, việc xác nhận các đặc tính chữa bệnh thực tế của cây nhàu ngày càng trở nên quan trọng. Cả trái nhàu và dammacanthal - một hợp chất anthraquinone chiết xuất từ cây nhàu đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng chống ung thư.
Về cây nhàu
Nhàu tên tiếng Hawaii là Noni có tên khoa học là Morinda citrifolia L. (thuộc họ cà phê - Rubiaceae). Các tên tiếng địa phương khác nhau của nó là: “dâu tằm Ấn Độ”, “nuna” hoặc “ach” ở Ấn Độ, “mengkudu” ở Malaysia, “nhàu” ở Việt Nam, “painkiller bush - cây thuốc giảm đau” ở Caribe, hay “cheese fruit - quả phô mai” ở Úc (Morton, 1992; Nelson, 2001; Ross, 2001; Wang và cộng sự, 2002; Cardon, 2003). Nhàu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được du nhập đến Úc sau đó được trồng ở Polynesia, Ấn Độ, Caribe, Trung và bắc Nam Mỹ (Dixon et al., 1999; Ross, 2001).
Người Polynesia ( Hawaii) đã sử dụng cây nhàu (noni) làm thực phẩm và làm thuốc trong hơn 2000 năm qua (Earle, 2001). Trong y học cổ truyền, loại quả này tường được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như: tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm; ngăn chặn sự hình thành và tăng sinh của các khối u, bao gồm cả những khối u ác tính (Dixon và cộng sự, 1999; Earle, 2001). Nước ép Nhàu còn có tác dụng giảm viêm. Hầu hết trái nhàu được sử dụng dưới dạng nước ép, hoặc ủ làm nước cốt nhàu; ngoài ra, lá, hoa, vỏ và rễ cũng có thể được sử dụng làm thuốc trị bệnh (Dixon và cộng sự, 1999; Earle, 2001; McClatchey, 2002).
Nhiều nghiên cứu quốc tế khác nhau đã chỉ ra rằng, trái nhàu có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Việc sử dụng trái nhàu để trị bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước Thái Bình Dương, Châu Á cũng như Châu Phi. Hai nghiên cứu lâm sàng cho thấy trái nhàu giúp giảm bệnh viêm khớp và tiểu đường (Elkins, 1998; Solomon, 1999): do trong trái nhàu chứa các hợp chất như scopoletin, oxit nitric, alkaloid và sterol, và nhiều chất chống oxy hóa. Chính vì thế, hiện nay trái Nhàu đang được nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu.
Với nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, một số nước như Costa Rica, Campuchia, Việt Nam đã áp dụng các mô hình thâm canh công nghiệp theo diện tích lớn. Sau đó được chế biến dưới dạng nước ép thanh trùng, nguyên chất hoặc pha với các loại nước ép khác (thường là nho hoặc dâu đen).
Nước ép Nhàu (noni juice) đã được chấp nhận ở Liên minh Châu Âu như một loại thực phẩm (Ủy ban Châu Âu, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm, 2002). Tuy nhiên, vẫn có rất ít nghiên cứu khoa học về các đặc tính dinh dưỡng và công dụng trị bệnh trên thực tế của sản phẩm từ trái nhàu. Bài viết này sẽ cung cấp các báo cáo khoa học về đặc tính, giá trị dinh dưỡng và chức năng của trái nhàu trong điều trị bệnh:
Tổng quan về dinh dưỡng và hiệu quả chữa bệnh của cây Nhàu
Mô tả thực vật
Chi Morinda (Rubiaceae), bao gồm cả loài Morinda citrifolia L., được tạo thành từ khoảng 80 loài. Morinda citrifolia là một loại cây bụ cao 3 – 10m, có nhiều lá hình elip rộng ( dài 5 – 17 cm, rộng 10 – 40 cm). Hoa nhỏ có cuống hình ống, màu trắng tụ lại thành nhóm (Morton, 1992; Elkins, 1998; Dixon et al., 1999; Ross, 2001; Cardon, 2003). Quả nhàu hình trứng dài từ 3 – 10cm, màu xanh và khi chín chuyển sang màu trắng hơi trong suốt.
Năng suất của quả nhàu
Morinda citrifolia là một loại cây bụi lâu năm, ta có thể thấy quả ở nhiều giai đoạn trưởng thành khác (quả non, quả già và quả chín) trong cùng 1 thời điểm trên 1 cây. Nhàu thường được tìm thấy ở độ cao 400 m so với mực nước biển, tuy nhiên đây là loại cây thích nghi tốt hơn với các vùng ven biển (Lüberck và Hannes, 2001). Trong điều kiện thuận lợi, cây ra quả khoảng 9 tháng đến 1 năm sau khi trồng. Ở giai đoạn này, quả có thể được thu hoạch nhưng nhìn chung quả còn nhỏ và năng suất trên mỗi cây thấp.
>>LIÊN QUAN:✅Cách trồng cây nhàu, chăm sóc cây nhàu đúng kỹ thuật
Thành phần hóa học của quả Nhàu
Quả nhàu chứa khoảng 160 hợp chất hóa học thực vật và các vi chất dinh dưỡng chính là các hợp chất phenolic, axit hữu cơ và ancaloit (Wang và Su, 2001). Trong số các hợp chất phenolic, hợp chất quan trọng nhất được báo cáo là anthraquinone (damnacanthal, morindone, morindin, v.v.), cũng như aucubin, asperuloside và scopoletin (Wang và Su, 2001). Các axit hữu cơ chính là axit caproic và caprylic (Dittmar, 1993), trong khi alkaloid chính được báo cáo là xeronine.
Quả nhàu (noni)
Tổng quan về các tác dụng của quả nhàu
- Theo các báo cáo, trái Nhàu có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, chẳng hạn như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa,…
- Hoạt chất Damnacanthal được tìm thấy trong trái nhàu có công dụng điều trị ung thư, nhờ cơ chế giảm máu truyền đến các khối u ác tính, từ đó khiến khối u không thể phát triển.
- Trong trái nhàu có chứa dịch nhầy, có công dụng ức chế tiết dịch ở lớp niêm mạch dạ dày. Từ đó giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và viêm dạ dày.
- Ngoài ra, trái nhàu giúp hạ huyết áp với người bị cao huyết áp, hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.
- Trái nhàu còn là bài thuốc dân gian hỗ trợ người bị suy nhược, tăng sức đề kháng cơ thể.
- Chất chống oxy hóa dồi dào bên trong trái nhàu có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Công dụng của quả nhàu
Kết luận
Cây Nhàu (Morinda citrifolia) và đặc biệt là quả nhàu đã được sử dụng trong y học dân gian trong nhiều thế kỷ. Các nghiên cứu khác nhau, cho thấy loại quả này có chứa các chất dinh dưỡng và hợp chất có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Các hợp chất quan trọng nhất trong quả nhàu là phenolics, chẳng hạn như dammacanthal và scopoletin, axit hữu cơ (axit caproic và caprylic), vitamin (axit ascorbic và vitamin A), axit amin,…
Nguồn tài liệu tham khảo:
- Thành phần dễ bay hơi của quả chín cây Morinda citrifolia và tác dụng đối với Drosophila (Farine và cộng sự Phytochemistry 1996). https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0031942295004556
- Cảm ứng các kiểu hình bình thường trong các tế bào biến đổi RAS bởi damacanthal từ Morinda citrifolia (Hiramatsu và cộng sự - Cancer Letters 1993) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/030438359390259C
- Anthraquinone trong nuôi cấy huyền phù tế bào Morinda citrifolia (Inoue và cộng sự Phytochemistry – 1981) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0031942200985571
- Hoạt động chống vi khuẩn và hoạt động chống bổ sung của chất chiết xuất thu được từ cây thuốc Hawaii chọn lọc ( Locher và cộng sự - Tạp chí Dân tộc học 1995). https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0378874195012990
- Thành phần hoạt tính dược lý của Noni (Heinicke - Bulletin of the National Tropical Botanical Garden 1985).
- Điều hòa miễn dịch góp phần vào hoạt động chống ung thư của nước ép trái cây Morinda citrifolia (Noni) - (Hirazumi và cộng sự - Proceedings of the Western Pharmacological Society 1996).
- Thành phần hóa học của quả Morinda citrifolia ức chế quá trình oxy hóa Lipoprotein mật độ thấp do đồng gây ra (Kamiya và cộng sự - Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm 2004)
- Một số thành phần hóa học của Morinda citrifolia (Levand và cộng sự - Planta Medica 1979)
- Và 1 số tài liệu tham khảo quốc tế uy tín khác….